Tin tức

Vibrio spp. là một trong những bệnh vi khuẩn nghiêm trọng nhất của tôm nuôi, với tỷ lệ chết do Vibrio gây ra lên đến 100%.
Các sản phẩm có thành phần Axít hữu cơ

Lactic Acid,  Acid Citric
Propionic Acid, Formic Acid
Acid Citric và thảo dược...

 
Vibrio
Bệnh do Vibrio gây ra cùng với các mầm bệnh cơ hội khác, là mối đe dọa nguy hiểm, liên tục, đối với các doanh nghiệp nuôi tôm, người nuôi tôm

Một số cách người nuôi tôm dùng kiểm soát bệnh Vibrio như sử dụng kháng sinh hay dùng chế phẩm sinh học. Việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã mang lại những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường, việc vi khuẩn kháng nhiều loại thuốc kháng sinh đã ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thường kết quả không như mong muốn và gây tồn dư trong cơ thể tôm, môi trường nuôi. 

Riêng chế phẩm sinh học, hạn chế lớn nhất là gây ra các phản ứng tiêu cực, nếu không sử dụng đúng cách. Mặt khác, công nghệ sản xuất vi sinh, hạn chế rất lớn đến chất lượng vi sinh, hàm lượng, hiệu quả mang lại, và vấn đề công nghệ sản xuất vi sinh vẫn còn là thách thức lớn.

Bệnh do Vibrio gây ra cùng với các mầm bệnh cơ hội khác, là mối đe dọa nguy hiểm, liên tục, đối với các doanh nghiệp nuôi tôm, người nuôi tôm. Tôm nhiễm Vibrio dẫn đến tỷ lệ tử vong cao, tôm tăng trưởng chậm, mô hình nuôi thất thu. Vibrio gây ra các bệnh cho tôm thẻ chân trắng nuôi ở nhiều loại hình khác nhau, tất cả các thời điểm trong năm, tôm nhiều độ tuổi, giai đoạn nuôi khác nhau. Các bệnh do Vibrio trên tôm nuôi gây ra chết sớm như đốm trắng, gan tuỵ, đường ruột như phân trắng, lỏng ruột… 

Ngoài ra, Vibrio kết hợp với EHP, huỷ hoại đường ruột tôm, tăng tỷ lệ tử vong nhanh và cao. Hiện tại, các bệnh trên đang trở thành đại dịch ở nhiều vùng nuôi tôm trên cả nước, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, gây kiệt quệ ngành tôm, ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu tôm ra thế giới, đẩy nhiều doanh nghiệp nuôi và chế biến tôm đến bên bờ vực phá sản, nhiều hộ nuôi tôm rơi vào cảnh treo ao, nợ nần, túng quẫn.

Vibrio alginolyticus và V. cholerae làm gan tụy sưng to, nhạt màu, phân lỏng trên tôm cảm nhiễm. Vibrio vulnicus làm gan nhạt màu, gan sưng to, mềm nhũn và có dịch trên tôm cảm nhiễm. Vibrio parahaemolyticus làm gan nhạt màu, gan tụy sưng to hoặc teo dai trên tôm cảm nhiễm. V. alginolyticusV. choleraeV. vulnicus làm gan tụy sưng, nhạt màu, thức ăn trong đường tiêu hóa không liên tục hoặc trống ruột, phân lỏng hoặc phân trắng. V. alginolyticusV. choleraeV. parahemolyticus làm gan tụy sưng, nhạt màu, thức ăn trong đường tiêu hóa không liên tục, phân lỏng hoặc phân trắng. V. alginolyticusV. vulnicusV. parahemolyticus làm gan tụy sưng, nhạt màu, thức ăn trong đường tiêu hóa không liên tục hoặc trống ruột. 

Tôm bệnh
Vibrio Parahaemolyticus phát sinh phage, sản xuất độc tố làm suy giảm sức đề kháng của tôm, làm cho tôm yếu dần

 

Vibrio Parahaemolyticus có khả năng xâm nhập vào cơ thể của tôm thông qua các cơ quan như mang, đường tiêu hóa hoặc vùng da, vỏ, nơi có các tổn thương. Khi xâm nhập vào cơ thể tôm, vi khuẩn gắn kết vào các tế bào, các mô cơ thể của tôm, phát triển và sản xuất các chất độc hại như độc tố và enzyme. Các chất này gây tổn thương cho mô, các tế bào, gây ra các triệu chứng bệnh như mờ đục hậu ấu trùng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của tôm. Vibrio parahaemolyticus phát sinh phage, sản xuất độc tố làm suy giảm sức đề kháng của tôm, làm cho tôm yếu dần. 

Ở đợt tấn công tiếp theo, vi khuẩn tiếp tục tiết ra độc tố, gây rối loạn chức năng gan tụy, tạo nên tình trạng hoại tử mô gan tụy, dẫn đến tình trạng tôm chết hàng loạt. Sự tăng số lượng vi khuẩn Vibrio trong môi trường nuôi tôm có thể gây ra tình trạng stress và suy yếu sức đề kháng cho tôm. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác và làm giảm sự tăng trưởng và hiệu suất sản xuất của tôm.

Acid hữu cơ được biết đến với tên gọi acidifier, thường xuất hiện trong thành phần của các loại thức ăn công nghiệp. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy acid hữu cơ trong các loại thực phẩm hàng ngày, đặc biệt là các loại trái cây có múi. Khi tồn tại trong tự nhiên, loại chất này khá yếu, nên an toàn với con người và động vật. Loại acid này bao gồm acid carboxyl đơn chức, mạch thẳng, các chất dẫn xuất tương ứng của chúng như các acid không bão hòa hydroxylic, phenolic và các acid carboxylic đa chức. 

 

Acid hữu cơ là các hợp chất hữu cơ có một hoặc nhiều nhóm carboxyl. Chúng bao gồm acid carboxylic đơn chức, mạch thẳng, bão hòa (C1 - C18) và các chất dẫn xuất tương ứng của chúng, như các acid không bão hòa (cinnamic, sorbic), hydroxylic (citric, lactic), phenolic (benzoic, cinnamic, salicylic) và các acid carboxylic đa chức (azelaic, citric, succinic) với cấu trúc phân tử chung là R-COOH, trong đó R đại diện cho nhóm chức năng có hóa trị 1. Các acid này thường được gọi là acid béo chuỗi ngắn, acid béo dễ bay hơi hoặc các acid cacboxylic yếu. 

Acid hữu cơ

Acid hữu cơ thường được sử dụng bằng cách bổ sung trong khẩu phần thức ăn cho vật nuôi giúp ngăn nấm mốc, kích thích sự ăn

 

Các acid hữu cơ như Axit lactic: Ức chế vi khuẩn Vibrio spp gây bệnh, cải thiện hệ vi sinh có lợi trong đường ruột tôm. Axit formic: Ức chế Vibrio, kích thích tiêu hóa thức ăn, tác động tích cực đến quá trình tăng trưởng của tôm. Axit citric: Cải thiện sự tăng trưởng của tôm, tăng cường miễn dịch, cải thiện tỷ lệ sống trên tôm thẻ chân trắng. Axit propionic: Ngăn cản nấm mốc và vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn của tôm. Axit butyric: Sử dụng trong sát khuẩn, kích thích vật nuôi ăn nhiều, kích thích hệ miễn dịch ruột.

Acid hữu cơ gia tăng hàm lượng dưỡng chất trong thức ăn, thay đổi cấu trúc quần thể vi khuẩn trong đường ruột, giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn, hạn chế các bệnh về đường ruột. Acid hữu cơ giúp tăng cường khả năng hấp thu phospho và các khoáng chất khác. Acid hữu cơ giúp tăng tỷ lệ sống, giảm mật độ Vibrio trong cơ thể tôm. Acid hữu cơ làm giảm pH đường ruột tôm, pH là một chất điều chỉnh môi trường đường ruột, pH đường ruột thấp, gây bất lợi cho vi khuẩn có hại, giảm độc lực của chúng. Những phân tử của acid hữu cơ thâm nhập vào vách tế bào vi khuẩn gây bệnh (đặc biệt là vi khuẩn gram âm), phân ly trong tế bào chất, làm rối loạn những chức năng bình thường của tế bào, trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trên tôm. Acid hữu cơ là chất phụ gia, có vai trò kích thích tăng trưởng trên tôm, tăng đề kháng, tăng cường sức khoẻ tôm. Khi sử dụng Acid hữu cơ, pH đường ruột giảm xuống ≤ 4, sẽ kích thích tiết các enzyme tiêu hoá như Pepsin, Trypsin, giúp tiêu hoá triệt để thức ăn. Giúp người nuôi tôm tiết kiệm chi phí, hạn chế ô nhiễm môi trường, cải thiện hệ số chuyển hoá thức ăn FCR, góp phần hạ giá thành sản xuất. 

Tuy nhiên bà con cần lưu ý, khi tôm bị nhiễm trùng đường ruột hay phân trắng nặng, tôm ăn yếu, sức khoẻ giảm, hạn chế sử dụng Acid hữu cơ. Nên dùng Acid hữu cơ phòng bệnh, ngăn ngừa Vibrio xâm nhập vào cơ thể tôm, hạn chế tác hại của Vibrio trong cơ thể tôm. Nên sử dụng Acid hữu cơ theo hướng dẫn nhà sản xuất.