Tin tức

Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm là gì?

Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm hay còn gọi là hội chứng tôm chết sớm (EMS). Hội chứng liên quan đến việc bà con quản lý môi trường ao nuôi tôm,  trong đó nhóm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là nguyên nhân chính gây bệnh ở tôm.

Hoại tử gan tụy trên tôm thường chia làm 2 giai đoạn :

  • Tôm chết dưới 35 ngày tuổi: Nguyên nhân lúc này có thể do tôm giống kém chất lượng và có khả năng đã nhiễm bệnh từ trại giống.Và khi thả giống tôm sống được một thời gian thì bùng phát bệnh và chết
  • Tôm chết ở giai đoạn 35-60 ngày tuổi: Ở giai đoạn này mà tôm chết do nhiễm bệnh thì nguyên nhân nằm ở quản lý ao nuôi kém, nước bẩn nhiễm phèn, mầm bệnh tiềm ẩn trong ao bùng phát và nhiễm bệnh.

Triệu chứng bệnh

Bệnh hoại tử gan tụy thường xảy ra vào mùa mưa nhiều hơn mùa nắng và thường xảy ra trong tháng đầu thả tôm. Tôm lúc này còn nhỏ, các bộ phận chưa phát triển lớn nên rất khó phát hiện bệnh bằng mắt thường. Tôm bệnh bơi lờ đờ, hay tấp mé, tôm bệnh nặng rớt đáy rất nhanh. Thăm nhá thì thấy gan tụy sưng nhũn, nhạt màu.
Gan tôm màu vàng nhạt cũng có thể là biểu hiện của bệnh gan tụy
Gan vàng thấy rõ so với tôm phát triển bình thường

 

Dấu hiệu nhận biết

Những dấu hiệu mà mắt thường có thể nhìn thấy được:

  • Thường xảy ra trong tháng nuôi đầu, tôm còn nhỏ nên khó phát hiện hơn bình thường
  • Tôm bệnh bơi lờ đờ, tấp mé, có khi rớt đáy rất nhanh
  • Gan tụy sưng, nhũn, nhạt màu, hoặc teo gan (chai, cứng), sậm màu. Gan tụy bị phá hủy do nhiễm khuẩn
  • Vỏ mềm, ruột ít hoặc không có thức ăn, nếu tôm bị bệnh gan tụy thường có biểu hiện đục  cơ

Cách phòng bệnh và điều trị:

 

 Việc điều trị sau khi bệnh tôm đã xảy ra là rất khó, do tôm không có hệ miễn dịch đặc biệt và sau khi mắc bệnh hoại tử gan tụy tôm bỏ ăn nên không đưa thuốc vào hệ tiêu hóa của tôm được và tôm chết rất nhanh sau khi bệnh làm cho việc điều trị bệnh tôm càng khó hơn. Vậy nên phòng bệnh hơn trị bệnh luôn là tiêu chí hàng đầu trong nuôi  tôm

1. Cách phòng bệnh:

SANACORE GM (chết sớm EMS)

  • Chọn nguồn con giống uy tín và sạch bệnh .
  • Quản lý nguồn nước nuôi tôm , luôn đảm bảo chất lượng nước sạch khuẩn và đầy đủ vi sinh có lợi để phân hủy thức ăn dư thừa, cặn bã hữu cơ hay phân tôm,…Có thể bổ sung định kỳ men vi sinh để ổn định nguồn nước .
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho tôm bằng cách bổ sung vitamin C cho tôm tăng sức đề kháng cho tôm.
  • Hạn chế tối ưu sự xuất hiện của vi khuẩn có hại trong ao tôm bằng việc diệt khuẩn định kỳ, có thể dùng IODINE 97 hay BKC-80% để diệt khuẩn. Và bà con nhớ đợi 2-3 ngày sau khi chất diệt khuẩn tan hết thì cấy lại men vi sinh có lợi cho ao tôm.
  • Cần phải chú ý thật kĩ đến từng giai đoạn phát triển của tôm theo từng mùa vụ và sử dụng các sản phẩm ngăn ngừa như diệt khuẩn định kỳ, men vi sinh xử lý cặn bẩn hữu cơ, xử lý khí độc  trước các mầm bệnh tiềm ẩn xảy ra.
  • Kiểm soát chỉ tiêu môi trường nước luôn ổn định: Oxy > 4ppm và pH sáng tối thiểu 7 -8 . Độ kiềm lúc thả tôm cần đạt 100 ppm và tăng dần đến 150 ppm ở cuối vụ để đảm bảo lượng khoáng cho tôm lột và cứng vỏ.
  • Kiểm soát thức ăn cho tôm chặt chẽ tránh dư thừa làm sinh mùn bã hữu cơ tạo điều kiện mầm bệnh phát triển: Chủ động giảm thức ăn khi thời tiết thay đổi (oi bức, mây mù, mưa gió, bão) và môi trường ao biến động (xử lý hóa chất, rớt tảo, tôm nổi đầu, lột xác đồng loạt).

2. Điều trị bệnh

Việc điều trị sau khi bệnh tôm đã xảy ra là rất khó, do tôm không có hệ miễn dịch đặc biệt và tôm bỏ ăn sau khi nhiễm bệnh.  Nên bà con cần quản lý chặt môi trường và con giống ngay từ đầu vụ

Nếu bà con phát hiện ao tôm mình nhiễm bệnh gan tụy:

Trường hợp 1: Nếu tỷ lệ thấp từ 10-30% thì tiến hành các bước điều trị như sau:

  • Ngưng cho tôm ăn 3 ngày.
  • Ngày thứ nhất tạt diệt khuẩn IODINE97.
  • Ngày thứ 2 trộn Sanacore GM cho tôm ăn, cho ăn ngày 2 lần.
  • Ngày thứ 3 vẫn tiếp tục cho ăn kháng sinh và tạt thêm men vi sinh có lợi cùng sục khí cung cấp oxy cho ao. Giúp tôm phục hồi

Khi tôm có dấu hiệu phục hồi thì tiếp tục duy trì dùng thuốc từ 5-7 ngày.

Trường hợp 2: Nếu tỷ lệ nhiễm cao > 60% và xuất hiện tôm chết rải rác:

  • Đối với tôm nhỏ, trước khi xả bỏ, phải dùng thuốc diệt khuẩn (chlorine) để khử trùng, hạn chế lây nhiễm sang ao khác, hay xả ra môi trường làm môi trường bên ngoài mang mầm bệnh ảnh hưởng đến các hộ nuôi khác.
  • Đối với tôm thành phẩm hoặc đã lớn hơn 40 ngày có thể bán cho thương lái. Bà con sau khi thu tôm thì phần nước còn lại cũng cần diệt khuẩn bằng Chlorine  để đảm bảo an toàn khi xả nước ra môi trường ngoài. Tránh lây truyền bệnh ra ngoài môi trường ảnh hưởng đến các ao nuôi bà con xung quanh.