Tin tức
Các độc tố do tảo lam tạo ra là một mối đe dọa cho sức khỏe động vật và người tiêu dùng nếu chúng có mặt trong sản phẩm nuôi. Động vật nuôi tiêu hóa các chất độc này có thể không chết, nhưng có thể bị suy yếu, tăng nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Biện pháp diệt tảo hoàn toàn có thể sai lầm vì tạo ra nhiều vấn đề khác vì vậy cần phải cân nhắc khi diệt tảo và tốt hơn hết là cần chủ động quản lý hệ thống nuôi để đảm bảo một sự cân bằng các chất dinh dưỡng.

Ô nhiễm đại dương  lan rộng  là một vấn đề nghiêm trọng và các dấu hiệu cho thấy các vùng ô nhiễm gần như là vùng chết – nguyên nhân trực tiếp do các chất dinh dưỡng dư thừa, thúc đẩy sự phát triển của tảo làm cạn kiệt lượng oxy của thủy vực. Năm 2011, hơn 500 khu vực có hiện tượng này đã được xác định.

Rất có khả năng các khu vực suy giảm do ô nhiễm còn nhiều hơn nữa. Việc bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng từ hàng tỷ tấn nước thải, chất thải sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp đang dần bóp chết khả năng đối phó của các đại dương. Các hệ thống nuôi trồng thủy sản trong khu vực Đông Nam Á cũng có đóng góp vào sự ô nhiễm này.

Tảo lam

Tảo lam (cyanophytes hoặc cyanobacteria) là nhóm trung gian giữa các vi khuẩn và tảo trong quá trình phát sinh loài. Chúng chính xác hơn có đặc trưng của vi khuẩn quang hợp.

Tảo lam được xem như chỉ thị cho sự ô nhiễm, và sự hiện diện của chúng trong hệ thống sản xuất nuôi trồng thủy sản với số lượng lớn là một dấu hiệu cho thấy các hệ thống này không được quản lý đúng cách. Khi nước thải đến đến từ các khu vực "vùng chết" thì kèm theo chất dinh dưỡng quá mức và các loài tảo không mong muốn.

Nitơ (N) và phospho (P) là những yếu tố quan trọng giúp tảo phát triển, tỷ lệ N:P = 7:1 là tỷ lệ cần thiết cho tảo phát triển. Cả hai yếu tố này đều hiện diện trong ao thông qua quá trình phân hủy hữu cơ, tuy nhiên hàm lượng phospho thì thấp hơn và cần thiết hơn. Cả nitơ và phospho đều có trong thức ăn tôm, chính vì thế cho ăn dư thừa thường làm tảo phát triển dày đặc, gây thiếu oxy. Thành phần giống loài tảo phát triển trong ao phụ thuộc vào tỷ lệ N:P. Khi tỷ lệ N:P cao, tức nguồn P trong ao thấp thì tảo lục chiếm ưu thế, nhưng nếu tỷ lệ N:P thấp, tức nguồn P càng cao thì tảo lam sẽ phát triển. 
 
Trong ao nuôi thâm canh mật độ cao, đặc biệt với tôm thẻ chân trắng, thức ăn được cung cấp liên tục, có nghĩa là nguồn Ni -tơ và Phot-pho luôn hiện diện trong ao. Thêm vào đó, P trong thức ăn không được hấp thụ hoàn toàn trong hệ tiêu hóa của tôm, do đó lượng phot-pho thải ra môi trường ngoài rất lớn, càng về cuối vụ nuôi càng nhiều (việc này cũng dẫn đến mất cân đối Ca – Phospho trong nội tại cơ thể tôm, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng). Vấn đề càng nghiêm trọng hơn, nếu thức ăn cho ăn dư thừa và không được kiểm soát tốt. Phần lớn những trường hợp thế này, tảo lam sẽ phát triển sau đó, đặc biệt vào mùa nắng khi nhiệt độ nước thích hợp để tảo lam phát triển cực đại. Vì vậy phải có một giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa tảo lam càng sớm càng tốt.

Biện pháp khống chế tảo Lam
 
Dùng sản phẩm PO4 Reducing Concentrate củaTập Đoàn GREAT LAKES BIO SYSTEM – USA vớicông thức đặc biệt giúp làm giảm nhanh chóng hàm lượng Phot-pho trong môi trường nước, giúp kiểm soát tối đa sự phát triển của tảo, đặc biệt là Tảo Lam từ đó có thể duy trì được độ trong thích hợp nhất. Ngoài ra, PO4 Reducing Concentrate còn có thể ngăn ngừa và kiểm soát hiện tượng phát sáng do dư lượng Phot-pho trong nước.
 
Sau khi tạt sản phẩm, các phản ứng sẽ giúp kết tủa dư lượng Photphat PO4 trong tầng nước xuống đáy ao, từ đó có thể xả đáy hoặc Shi-phon ra ngoài hoặc dùng thêm Enzyme BEL 800 để phân hủy hoàn toàn Phot-pho trong nước.
Liều lượng sử dụng định kỳ hàng tuần 0,1ppm (1 lit/ha nước ao), bắt đầu sử dụng từ ngày 31 của vụ nuôi. Hòa tan sản phẩm PO4 Reducing Concentrate với nước theo tỉ lệ 1:100, sau đó tạt đều lên bề mặt ao. Chạy quạt ít nhất 6 tiếng sau khi sử dụng. Nên sử dụng vào buổi sáng khoảng 7- 8 giờ. Sản phẩm rất an toàn khi dùng gấp đôi liều nếu cần thiết.

Độc tố

Có lẽ mối đe dọa lớn nhất từ ​​tảo này là các chất độc mà chúng tạo ra. Nhiều loại độc tố đã được xác định, bao gồm cả các chất độc thần kinh,độc tố gan, độc tố da, độc tố tế bào. Nhiều tài liệu cho biết các độc tố microcystins và nodularin có thể gây tổn thương gan, geosmin gây mùi hôi và beta-metylamino-L-alanine (BMAA) là một chất độc mạnh được sản xuất bởi nhiều loài tảo có liên quan đến nhiều bệnh não, bao gồm cả bệnh bại liệt và mất trí nhớ.

Trong khi nhiều giống tảo lành tính, nhiều giống thì không. Chúng đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe động vật và độc tố tiềm năng đối với người tiêu dùng nếu chúng có mặt trong sản phẩm nuôi. Chưa có quy định yêu cầu sàng lọc cho một số các chất độc mạnh. Nhiều khả năng là chúng có mặt ở một mức độ nào đó trong cơ thể một số loài động vật.

Một số loài tảo đã được cho là liên quan đến cá chết, và ởmột mức độ nào đó gây tôm chết. Cần nhớ rằng tảo lam khá phổ biến và tôm thường xuyên nuôi ở vùng nước có tảo lam nên sự hiện diện của tảo lam sẽ tác động đến năng suất tôm nuôi. Động vật ăn các chất độc này có thể không chết, nhưng có thể bị suy yếu, tăng nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Sự hiện diện của tảo cũng có thể tác động đến tốc độ tăng trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn.

Tác động nghề nuôi tôm

Báo cáo gần đây từ Đông Nam Á cho thấy một số các độc tố tiềm năng của tảo lam có thể giết chết tôm trong những ngày đầu sau khi thả giống. Bệnh lý là phù hợp với triệu chứng nhiễm độc gan tụy và nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu vai trò của các chất độc trong nền đáy liên quan đến quá trình này.

Có một thực tế phổ biến là dùng chlorine để diệt tảo, động vật phù du và sinh vật phù du khác nhằm giảm bớt rủi ro của bệh virus vào ao và khi chết nhiều loài tảo lam thải ra các độc tố và lắng đọng ở đáy ao. Ấu trùng tôm là loài ăn đáy nên rất dễ tiếp xúc với các chất độc này. Một số các độc tố có khả năng bị phân hủy sinh học do vi khuẩn tự nhiên trong ao nên chúng không gây ra các tác động sinh học. Tuy nhiên, một số độc tố tồn tại và ảnh hưởng đến động vật trực tiếp và gián tiếp.

Nó là rất quan trọng trước mắt cũng như lâu dài cho nghề nuôi thủy sản thành công thì sự hiện diện của tảo độc cũng như chất thải trong môi trường phải được giữ ở mức tối thiểu. Các chất độc có thể làm cho vật nuôi có tỷ lệ tử vong ở mức độ thấp và hao hụt dần dần cũng như tạo ra rủi ro tiềm năng cho người tiêu dùng các sản phẩm nuôi có chứa độc tố.


Quản lý

Có một số giải pháp tiềm năng cho các vấn đề tảo độc và luôn là lợi ích tốt nhất cho người nông dân để giảm thiểu sự hiện diện của tảo lam trong các hệ thống nuôi. Tiêu diệt tảo hoàn toàn có thể là sai lầm vì gây ra nhiều vấn đề khác (ví dụ tảo chết sẽ thải độc tố xuống đáy ao...) vì vậy tốt nhất nên chủ động quản lý sự hiện diện của tảo bằng cách quản lý hệ thống nuôi để đảm bảo một sự cân bằng các chất dinh dưỡng.

Xả chất thải từ hệ thống nuôi thâm canh là một thực tế quản lý kém. Giải pháp tốt nhất là những chất thải được thu gom và phân giải bằng cách sử dụng công nghệ tương tự hiện đang được sử dụng để làm xử lý nước thải.

Những rủi ro do tảo độc là có thật và cần được chủ động quản lý. Phương pháp ELISA cho phép kiểm tra các mô động vật bị nghi nhiễm các độc tố có khả năng gây hại. Nhiều loại độc tố này có thể đã bị chuyển hóa trong quá trình trao đổi chất nhưng trong một số trường hợp sự hiện diện của chúng ngay cả ở mức rất thấp có thể gây sốc vật nuôi và dẫn đến ảnh hưởng năng suất, sản lượng nuôi cũng như sức khỏe người tiêu dùng.